Công việc sửa chữa, phục hồi các chi tiết máy, thiết bị của Bạn có thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn chuẩn bị bề mặt cần sửa chữa. Sau đây là những nội dung Bạn cần phải được thực hiện:
1. Công việc làm tăng độ nhám, độ bám dính:
Bề mặt chi tiết cần sửa chữa cần đánh nhám bằng các thiết bị cơ khí như: đánh giấy nhám, mài tay, mài máy, phun cát hoặc bằng các phương pháp cơ khí khác. Mục đích: Làm tăng độ bám dính giữa chi tiết máy và Vật liệu xử lý. Sau khi làm sạch và làm nhám bề mặt, xử dụng chất Cleaner Blend 300 để làm sạch chi tiết.
2. Cleaner Blend 300. Part No. 19510-(IRP-600)
Chất tẩy làm sạch được sử dụng để loại bỏ dầu, nhớt, bụi và bẩn ra khỏi bề mặt kim loại trước khi sử dụng các sản phẩm Epoxy để sửa chữa kim loại.
|
Chất làm sạch bề mặt |
3. Làm khô bề mặt cần sửa chữa:
Sau khi làm nhám và làm sạch, cần sấy khô bề mặt chi tiết, có thể dùng máy sấy hoặc để tự nhiên cho thật khô. Chú ý: Không nên để lâu quá sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa khu vực vừa làm sạch, gây trở ngại cho quá trình kết dính.
Nghĩa là trước khi tiến hành sửa chữa, phục hồi các chi tiết phải sạch và khô hoàn toàn.
4. Flexane FL10 Metal Primer. Part No. 15980-(IRP-350)
Chất làm tăng độ bám dính, dùng cho tất cả bề mặt kim loại.
|
Tăng độ bám dính cho kim loại |
5. Flexane FL20 Rubber Primer. Part No. 15985-(IRP-351)
Chất làm tăng độ bám dính, dùng cho các bề mặt cao su, gỗ, bêtông, sợi thuỷ tinh
|
Tăng độ bám dính cho bề mặt cao su, gỗ |
---------
Vui lòng liên lạc với Cán bộ Kỹ thuật tại số điện thoại: 0903 522 238 (Mr. Hải)
hoặc Email: haitech42@gmail.com, để biết thêm chi tiết.